Những “nghịch lý” chưa thể tháo gỡ khi sản xuất chưa gắn liền với chất lượng đầu ra.
Diện tích đất nông nghiệp ở nước ta tính đến cuối năm 2020 là 27.983.482 ha, trên tổng diện tích tự nhiên cả nước là 33.134.427 ha. Nông nghiệp cho đến nay vẫn là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên và ĐBSCL. Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT năm 2021, ĐBSCL đứng đầu cả nước về nông sản, chiếm 31,3% giá trị gia tăng tổng sản phẩm toàn ngành nông nghiệp cả nước. Tuy vậy, nông dân Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những “nghịch lý” chưa thể tháo gỡ trong sản xuất và chất lượng đầu ra.
Nghịch lý 1: Được số lượng nhưng chưa đạt chất lượng.
Theo Tổng cục Thống kê, bức tranh nông nghiệp quý 3/2022 cho thấy sản xuất nông nghiệp vẫn duy trì tăng trưởng ổn định dù chịu ảnh hưởng bởi thời tiết diễn biến thất thường và giá vật tư đầu vào tăng cao:
Sản lượng thu hoạch một số cây công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước: Chè búp đạt 891,9 nghìn tấn, tăng 0,7%; cao su đạt 841,3 nghìn tấn, tăng 3,2%; hồ tiêu đạt 267,6 nghìn tấn, tăng 0,5%.
Sản lượng thu hoạch một số cây ăn quả đều tăng khá: Chuối đạt 1.832,5 nghìn tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước; cam đạt 989,6 nghìn tấn, tăng 10,1%; xoài đạt 812,4 nghìn tấn, tăng 3,3%; nhãn đạt 531,7 nghìn tấn, tăng 3,5%; bưởi đạt 527,8 nghìn tấn, tăng 6%.
Tuy nhiên, số lượng lại chưa đi cùng với chất lượng khi tình trạng sản xuất còn manh mún, thiếu liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp dẫn tới chủng loại nông sản không đồng nhất, cùng với việc sử dụng phân bón hóa học liều lượng cao, không hợp lý và thiếu kiểm soát. Đây là nguyên nhân khiến nông sản Việt đối mặt với một “nghịch lý” trong bài toán xuất khẩu.
Làm sao để số lượng và chất lượng nông sản luôn được đồng nhất? (Ảnh: Trung Hiệp Lợi)
Nghịch lý 2: Là quốc gia nông nghiệp nhưng nông sản chưa thể xuất khẩu sang các thị trường khó tính.
Các thị trường cao cấp không ngừng được mở rộng. Tuy nhiên, nông sản Việt vẫn sản xuất theo thói quen dùng nhiều phân hóa học, liều lượng cao. Điều này khiến các đơn vị xuất khẩu “đau đầu” vì gặp khó khăn trong việc tìm nguồn nông sản sạch để xuất khẩu. Trong khi các thị trường nhập khẩu, đặc biệt là các thị trường khó tính, ngày càng yêu cầu khắt khe về chất lượng nông sản và vấn đề an toàn thực phẩm.
Theo thạc sĩ Trần Thùy Dung, văn phòng SPS Việt Nam: Trước năm 1993, EU cho phép hơn 1.100 loại hoạt chất bảo vệ thực vật được phép hoạt động tại EU, sau đó EU liên tục thay đổi, rà soát lại. Tới thời điểm tháng 1/2021, chỉ có 520 loại đã được phê duyệt và cấp phép. Ông Nguyễn Mạnh Hiểu, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, cũng cho biết, EU đang nhập khẩu 35 tỷ euro/năm rau quả toàn cầu. Việt Nam đứng thứ 27 trong số các nước xuất khẩu rau quả vào EU với thị phần khiêm tốn 1%.
EU kiểm soát dư lượng thuốc BVTV rất chặt chẽ nên sản lượng xuất khẩu chiếm tỷ trọng thấp. Nhưng đây lại là thị trường lớn và tiềm năng cho nông sản Việt. Ngoài ra, phía Mỹ cũng đang gay gắt hơn trong khâu kiểm tra chất lượng trái cây nhập khẩu, bao gồm kiểm tra cả vỏ. Gạo Việt những năm gần đây muốn vào thị trường Trung Quốc cũng phải tuân thủ các quy định ngày càng nghiêm ngặt.
“Nhu cầu xuất khẩu nông sản Việt Nam nói chung còn rất cao, vấn đề là chúng ta có tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường hay không mà thôi”, theo ông Nguyễn Đình Tùng – tổng giám đốc Vina T&T.
Nghịch lý 3: Quan trọng hình thức, mẫu mã nhưng không đạt chuẩn quốc tế.
Đã có các phương án liên kết nông dân và hợp tác xã ở các địa phương nhằm tạo ra vùng sản xuất sạch theo quy chuẩn, đáp ứng nhu cầu của thị trường nhập khẩu. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn ít nông dân chưa “hợp tác” trong việc hạn chế ít phun thuốc và sử dụng phân bón hóa học liều lượng cao.
“Trong xuất khẩu, nếu mình không theo sát và lỡ như chỉ vi phạm một sản phẩm thôi thì sẽ không chỉ ảnh hưởng và thiệt hại cho riêng mình mà còn ảnh hưởng đến cả nền nông nghiệp của đất nước. Bởi vậy, việc liên kết giám sát vùng trồng luôn được ưu tiên”, ông Đình Tùng cho biết.
Khi xuất khẩu vào các thị trường khó tính, bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm hiểu và thực hiện theo quy định của họ, bao gồm việc kiểm soát chất lượng và dư lượng thuốc BVTV. Tất cả đều phải được thực hiện đúng theo yêu cầu của khách hàng và theo chuẩn quốc tế. Thị trường EU và Mỹ chủ yếu quan tâm đến việc đảm bảo chất lượng hơn là mẫu mã. Vì vậy, muốn mở rộng thị trường xuất khẩu, nông dân phải thay đổi tập quán canh tác.
Chứng nhận GlobalGAP – “chiếc vé lấn sân” các thị trường khó tính. (Ảnh: Google)
Giải pháp nào cho nhà nông?
Các thị trường khó tính, điển hình như EU, rất quan tâm tới nông sản được sản xuất theo chuẩn GlobalGAP, gắn với yếu tố môi trường, phát triển bền vững…Việc doanh nghiệp có các chứng nhận như GlobalGAP sẽ là tấm vé hết sức quan trọng để đi vào các thị trường này. Thậm chí, họ sẵn sàng mua sản phẩm cao hơn 25% nếu doanh nghiệp có các chứng nhận này, theo ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam.
Nhằm đảm bảo nông sản đáp ứng được đầu ra theo yêu cầu của người mua và các thị trường xuất khẩu, nhiều nông dân hiện nay cũng đã ý thức rõ hơn việc hạn chế sử dụng thuốc BVTV và chuyển từ sử dụng phân vô cơ sang phân hữu cơ.
Đáp ứng nhu cầu đó, chỉ trong một thời gian ngắn có mặt tại thị trường Việt Nam, sản phẩm phân bón hữu cơ rong biển AGAMIN EXTRA từ công ty Trung Hiệp Lợi đã nhanh chóng được nhiều đại lý và quý bà con nông dân lựa chọn đồng hành để “hóa giải” những “nghịch lý” trên.
Phân bón rong biển AGAMIN EXTRA đã có mặt tại nhiều đại lý thuộc khu vực miền Tây! (Ảnh: Trung Hiệp Lợi)
Sản phẩm đồng hành cùng nông dân vườn cam ở nông trường Mộc Châu – Sơn La (Ảnh: Trung Hiệp Lợi)
Được số lượng lẫn chất lượng:
Với thành phần hữu cơ chứa nhiều Amino acid, đạm thực vật và các đa trung vi lượng, sản phẩm phân bón hữu cơ rong biển AGAMIN EXTRA từ công ty Trung Hiệp Lợi giúp cải thiện cây trồng xanh tốt dù trong thời tiết nắng mưa thất thường, giúp nhà vườn đạt năng suất cao, nâng cao chất lượng nông sản.
Sản phẩm phân bón hữu cơ rong biển AGAMIN EXTRA giúp cải thiện tốt nhất khả năng chống chịu của cây trồng trong các điều kiện thời tiết cực đoan, đáp ứng đầy đủ cho quá trình trao đổi chất của cây trồng trong tất cả giai đoạn, đồng thời giúp cải tạo đất trồng, tăng độ phì nhiêu, màu mỡ.
Nhờ hiệu quả vượt trội, sản phẩm phân bón hữu cơ rong biển AGAMIN EXTRA giúp siêu vọt đọt, mạnh ra rễ, tăng sinh khối và lượng đường glucose trong trái, tăng màu sắc trái.
Sản phẩm có màu vàng óng ánh tinh khiết, ở dạng lỏng đậm đặc, do đó rất dễ sử dụng và có tác dụng cực kỳ nhanh chóng.
“Chiều lòng” những tiêu chuẩn khắt khe nhất:
Sản phẩm phân bón hữu cơ rong biển AGAMIN EXTRA được nhập khẩu 100% từ Italy với các chứng nhận đạt chuẩn quốc tế.
Quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ Châu Âu, nhà máy hiện đại, là lý do sản phẩm phân bón hữu cơ rong biển AGAMIN EXTRA có hàm lượng Amino acid (53,32 % w/v), đạm thực vật (6,5%) và các đa trung vi lượng được kiểm soát chất lượng vượt bậc. Đồng thời việc không sử dụng nhiều điện năng trong sản xuất cũng đảm bảo giá thành sản phẩm vô cùng cạnh tranh.
Sản phẩm phân bón hữu cơ rong biển AGAMIN EXTRA từ công ty Trung Hiệp Lợi thân thiện với môi trường và an toàn với con người, đặc biệt phù hợp cho canh tác nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn GLOBALGAP & VIETGAP.
Không chỉ giúp siêu vọt đọt, mạnh ra rễ, giúp cây giảm stress, mát bông tốt trái, bao bì sản phẩm phân bón hữu cơ rong biển AGAMIN EXTRA còn được làm từ nhựa tái sinh, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Trở thành đại lý phân phối sản phẩm của Trung Hiệp Lợi để nhận được nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn. (Ảnh: Trung Hiệp Lợi)
Nguồn:
https://nhandan.vn/thay-doi-nhan-thuc-nang-cao-chat-luong-nong-san-viet-post676369.html