QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRUNG HIỆP LỢI TRÊN CÂY NHO

Nho là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng khí hậu khô nóng và đất đai màu mỡ như Ninh Thuận, Bình Thuận và một phần ở Khánh Hòa. Với điều kiện tự nhiên phù hợp, các vườn nho tại Việt Nam không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu, góp phần mang lại thu nhập cho người dân và nâng cao giá trị kinh tế ngành nông nghiệp Việt Nam.

Dưới đây Trung Hiệp Lợi xin gửi đến quý bà con nông dân bộ quy trình sử dụng phân bón trên cây nho giúp cây phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao.

1. GIAI ĐOẠN RỬA VƯỜN:
– Sử dụng thuốc có gốc đồng như: CUPRIK W.G BLUE DẠNG CỐM (1) hoặc CUPRIK BLUE SL DẠNG LỎNG (2) với liều lượng 50g/25 lít nước phun trùm ướt đều tán lá (2 mặt lá), thân cành, từ ngọn xuống gốc. Sau đó cắt nước tạo khô hạn: 10-15 ngày.
Lưu ý:
– Giai đoạn này, có thể sử dụng thêm các thuốc BVTV khác để trừ như sâu rầy gây hại, như sâu, mọt đục thân cành, bọ trĩ, nhện đỏ…, để phòng trừ ưu tiêu sử dụng thuốc sinh học.
– Trong suốt thời gian sau thu hoạch, cho vườn cây nghỉ: Không bón phân, chỉ tưới nước đủ ẩm, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh.

2. PHỤC HỒI VƯỜN SAU THU HOẠCH VÀ LÀM CÀNH MANG TRÁI HÓA GỖ NHANH:
Sau rửa vườn khoảng 10-15 ngày: Giai đoạn này, sau thu hoạch cây bị mất sức, đất thiếu dinh dưỡng và bị chua. Nên cần bón đầy đủ dưỡng chất Đa, Trung Vi lượng, Hữu cơ; Amino Acid và chất điều hòa sinh trưởng để giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng độ phì đất, phục hồi hệ vi sinh vật trong đất, nâng pH đất, tái tạo rễ mới, phục hồi cây, tăng đề kháng cho cây phát triển mạnh mẽ và giúp cành mang trái hóa gỗ nhanh.
– Bón phân lần 1:
  + Bón lót: Phân WOPRO BORON (1) (100g/cây) + HỮU CƠ FERTGROW 80OM (2) (1kg/cây) + DIAMOND GROW HUMIC[K]WSG (3) (5g/cây) + NP GERMAN 10-30+3S (4) (0,3-0,5kg/cây).
  + Phun lá: 200g GELFOL 0-45-50 (5) + 200ml KẼM MANGAN ZINMAN (6) ,tất cả pha với 200 lít nước, phun đều tán cây và mặt dưới của lá. Phun 2 lần, phun lần 2 cách lần này 7-10 ngày.
  + Tưới nước: Tưới nước ngay khi bón phân để giúp phân tan và định kỳ 5 ngày tưới 1 lần để giữ ẩm cho đất.

Khoảng 15-20 ngày sau khi bón phân đợt 1: Bón phân giúp cành nuôi trái còn non nhanh hóa gỗ, cứng đọt và cấp đủ dưỡng chất cho cây đủ nội lực để phát triển mầm hoa.
– Bón phân lần 2:
  + Bón gốc: NPK WOPROFERT 20-20-15 (7) (80-100g/cây) + WOPRO KORREL (8) (40g/cây).
  + Phun lá: 300ml KELP MASTER (9) + 200ml DG19 HIGH CANXI BO (10) + 50g AGROVIT COMBI (11) + 25g NUTRICAT (12) với 200 lít nước, phun đều tán cây, mặt dưới của lá và mắt ngủ, chồi hoa.
  + Tưới nước: Tưới nước ngay cho phân tan và 5 ngày sau tưới lại để phân tan và luôn giữ ẩm cho đất.

3. GIAI ĐOẠN BẤM CÀNH:
+ Thời gian:
Sau khi bón phân lần đầu phục hồi vườn cây khoảng một tháng.
  + Tưới nước: Sau cắt, bấm cành, cắt nước tạo khô hạn 5 ngày để nước trong thân cây chảy nước ra, đánh thức chổi ngủ, phát triển chồi hoa.
  + Phương pháp cắt, bấm cành: Bấm và giữ lại cành nuôi trái dài 30-40cm, bấm chừa lại ngay mầm, chồi ngũ hướng lên trên hoặc ngang và tỉa hết các cành, lá trên cành giữ lại nuôi trái này.
Lưu ý: Khi cành hóa gỗ, thành thục mới ra hoa và trái đạt yêu cầu.

4. GIAI ĐOẠN Ủ TẠO MẦM HOA, NUÔI HOA, THÚC HOA ĐẾN KHI XỔ NHỤY:
Khoảng 30 ngày sau bấm cành (NSBC): Giai đoạn bón phân đầy đủ, cân đối, phù hợp, là tiền đề để phát chồi hoa, phân hóa mầm hoa; gié hoa phát triển chiều dài và phân cành, chi cực khỏe, phấn hoa khỏe, tăng tuổi thọ và chất lượng hạt phấn, tăng tỷ lệ đậu trái và tăng chất lượng trái, chùm nho; cuống hoa to dày, cứng khỏe, giảm hiện tượng rụng bông.
  + Bón gốc: Phân WOPRO BORON (1) (100-150g/cây) + DIAMOND GROW HUMIC[K] WSG (2) (5g/cây) + NP GERMAN 10-30+3S (3) (0,3-0,5kg/cây). Thời điểm: 20 NSBC. NPK  WOPROFERT 20-20-15 (4) (100g/cây), bón 2 lần cách nhau 15 ngày. Thời điểm: 10 NSBC và 25 NSBC.


  + Tưới gốc: Pha 1kg HUMIC ACID MỸ (5) + 1 lít RONG BIỂN AGAMIN EXTRA (6) + 1,2kg WOPRO MAGNICOMPLEX 11-10 (7) với 400 lít nước, tưới khoảng 5-10 lít/ gốc cây. Thời điểm: 5-7 NSBC.
  + Tưới nước: Sau khi bón phân, tưới nước ngay cho phân tan, định kỳ 5 ngày tưới một lần, luôn giữ ẩm cho đất. Nếu mưa, thì không tưới.

  + Phun lá tạo mầm hoa: 1kg MKP ICL 52-34 (8) + 0,5kg NPK AGASOL 10-55-10 (9) + 300ml  REFRESH KELP MASTER (10) + 200ml DG19 HIGH CANXI BO (11) + 200ml ZINMAN (12), tất cả pha với 200 lít nước, phun đều 2 mặt lá của chồi hoa.
Thời điểm phun: Phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày (lần 1: 5 NSBC, lần 2: 10 NSBC và lần 3: 15NSBC).

  + Phun lá nuôi thúc hoa, tăng tỷ lệ đậu trái: Pha 0,5kg NPK AGASOL 21-21-21 (13) + 300ml TẢO NÂU REFRESH KELP MASTER (14) + 200ml DG19 HIGH CANXI BO (15) + 200ml THL BO12 (16) + 50g AGROVIT COMBI (17) + 25g NUTRICAT (18), tất cả pha với 200 lít nước, phun đều tán lá cây và mặt dưới của lá.
Thời điểm phun: Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày (lần 1: 20 NSBC, lần 2: 25 NSBC hoặc trước xổ nhụy  5 và 10 ngày).

Lưu ý: Phun tạo mầm lần 3: Chỉ phun vào chồi hoa chưa ra gié hoa. Nếu phun lần 2, ghé hoa đã ra đều, đồng loạt thì dừng, không phun lần 3.
  + Tuyển chọn chồi hoa: 2 lần tuyển: Lần 1: 5-7NSBC và Lần 2: 10-12NSBC. Tuyển chồi hoa: 1-2 chồi hoa/cành, cành khoẻ 2 chồi hoa/cành, cành yếu hơn  1 chồi hoa/cành. Vị trí chồi hoa ngay đầu cành.
  + Phòng trừ sâu bệnh hại: Sâu bệnh hại chồi lá, gié hoa, hoa và trái non. Sâu bệnh thường gây hại cây nho như: sâu rầy (bọ trĩ, rầy phấn trắng, rệp sáp,  nhện đỏ, ruồi vàng …). Bệnh hại: thán thư, mốc sương, nấm trái…). Quản lý sâu bệnh hại bằng phương pháp tổng hợp IPM và thực hiện 4 đúng. Ưu tiêu sử dụng thuốc sinh học, nếu sử dụng thuốc hóa học thì sử dụng các hoạt chất có tính mát, ít độc hại trong danh mục thuốc BVTV được Bộ NN&PTNT cho phép sử dụng và quy định của nước nhập khẩu.

5. GIAI ĐOẠN ĐẬU TRÁI:
Khoảng 15 ngày sau xổ nhụy (NSXN) hoặc 45 NSBC trái đậu hoàn toàn: Giai đoạn bón phân đầy đủ, cân đối, phù hợp, là tiền đề để phát chồi hoa, phân hóa mầm hoa; gié hoa phát triển chiều dài và phân cành, chi cực khỏe, phấn hoa khỏe, tăng tuổi thọ và chất lượng hạt phấn, tăng tỷ lệ đậu trái và tăng chất lượng trái, chùm nho; cuống hoa to dày, cứng khỏe, giảm hiện tượng rụng bông.
  + Bón gốc: NP GERMAN 10-30+3S (1)  (200g/cây) + GEMAN NPK 20-10-10 (2) (200g/cây) + WOPRO BORON (3) (150-200g/cây). Thời điểm: 40NSBC (10NSXN).
  + Tưới gốc: Pha 1kg HUMIC ACID MỸ (4) + 1 lít RONG BIỂN AGAMIN EXTRA (5) + 1 lít ĐẠM CÁ THỦY PHÂN OMEGA 5-1-1 (6) với 400 lít nước, tưới khoảng 5-10 lít/ gốc cây. Thời điểm: 40NSBC (10NSXN).

  + Phun lá: Pha 0,5kg NPK AGASOL 31-11-11 (7) + 400ml TẢO NÂU REFRESH KELP MASTER (8) + 200ml DG19 HIGH CANXI BO (9) + 200ml THL BO12 (10) + 50g AGROVIT COMBI (11) + 25g NUTRICAT (12), tất cả pha với 200 lít nước, phun đều tán lá cây và mặt dưới của lá.
  + Tưới nước: Tưới nước ngay cho phân tan và 5 ngày sau tưới lại để phân tan và luôn giữ ẩm cho đất.
  + Vệ sinh chùm nho và tỉa trái: Dùng cọ vệ sinh chùm hoa và tỉa những trái nhỏ, trái sâu bệnh.
  + Phòng trừ sâu bệnh hại: Sâu bệnh hại lá, trái và cuốn trái. Sâu bệnh thường gây hại cây nho như: sâu rầy (bọ trĩ, rầy phấn trắng, rệp sáp, nhện đỏ, ruồi vàng…). Bệnh hại: thán thư, mốc sương, nấm trái…). Quản lý sâu bệnh hại bằng phương pháp tổng hợp IPM và thực hiện 4 đúng. Ưu tiêu sử dụng thuốc sinh học, nếu sử dụng thuốc hóa học thì sử dụng các hoạt chất có tính mát, ít độc hại trong danh mục thuốc BVTV được Bộ NN&PTNT cho phép sử dụng và quy định của nước nhập khẩu.

6. GIAI ĐOẠN TRÁI NON:
45 – 60 NSBC: Giai đoạn trái lớn nhanh.
+ Bón gốc:
NP GERMAN 10-30+3S (1) (200-300g/cây) + GEMAN-NPK 20-10-10 (2) (200-300g/cây) + DIAMOND GROW HUMIC[K] WSG (3) (5g/cây) + WOPRO BORON (4) (150-200g/cây). Thời điểm: 55NSBC (25NSXN).
  + Tưới gốc: Pha 1 lít RONG BIỂN AGAMIN EXTRA (5) + 1 lít ĐẠM CÁ THỦY PHÂN OMEGA (6) 5-1-1 với 400 lít nước, tưới khoảng 5-10 lít/ gốc cây. Thời điểm: 55NSBC (25NSXN).
  + Phun lá: Pha 0,5kg NPK AGASOL 31-11-11 (7) + 400ml TẢO NÂU REFRESH KELP MASTER (8) + 250ml DG19 HIGH CANXI BO (9) + 50g AGROVIT COMBI (10) + 25g NUTRICAT (11) + 400g WOPRO MAGNICOMPLEX 11-10 (12) với 400 lít nước.
  + Tưới nước: Tưới nước ngay cho phân tan và 5 ngày sau tưới lại để phân tan và luôn giữ ẩm cho đất.
  + Tỉa trái: Tỉa những trái nhỏ, trái sâu bệnh.
  + Phòng trừ sâu bệnh hại: Sâu bệnh hại lá, trái và cuốn trái. Sâu bệnh thường gây hại cây nho như: sâu rầy (bọ trĩ, rầy phấn trắng, rệp sáp,  nhện đỏ, ruồi vàng…). Bệnh hại: thán thư, mốc sương, nấm trái…). Quản lý sâu bệnh hại bằng phương pháp tổng hợp IPM và thực hiện 4 đúng. Ưu tiêu sử dụng thuốc sinh học, nếu sử dụng thuốc hóa học thì sử dụng các hoạt chất có tính mát, ít độc hại trong danh mục thuốc BVTV được Bộ NN&PTNT cho phép sử dụng và quy định của nước nhập khẩu.

7. GIAI ĐOẠN TRÁI LỚN CỰC ĐẠI, VÀO NHÂN VÀ TÍCH LŨY CHẤT KHÔ:

60 – 70 NSBC: Giai đoạn trái phát triển nhanh, đạt kích cỡ cực đại, vào nhân, tích lũy đường bột.
  + Bón gốc: NPK  WOPROFERT 20-20-15 (1) (200-250g/cây). Thời điểm: 65NSBC (35NSXN).
  + Tưới gốc: Pha 1 lít RONG BIỂN AGAMIN EXTRA (2) + 1 lít ĐẠM CÁ THỦY PHÂN OMEGA 5-1-1 (3) với 400 lít nước, tưới khoảng 5-10 lít/ gốc cây. Thời điểm: 65NSBC (35NSXN).
  + Phun lá: Pha 0,5kg NPK AGASOL 21-21-21 (4) + 400ml TẢO NÂU REFRESH KELP MASTER (5) + 200ml DG19 HIGH CANXI BO (6) + 50g AGROVIT COMBI (7) + 25g NUTRICAT (8) + 400g WOPRO MAGNICOMPLEX 11-10 (9) với 400 lít nước.
  + Tưới nước: Tưới nước ngay cho phân tan và 5 ngày sau tưới lại để phân tan và luôn giữ ẩm cho đất.
  + Phòng trừ sâu bệnh hại: Sâu bệnh hại lá, trái và cuốn trái. Sâu bệnh thường gây hại cây nho như: sâu rầy (bọ trĩ, rầy phấn trắng, rệp sáp,  nhện đỏ, ruồi vàng…) Bệnh hại: thán thư, mốc sương, nấm trái…). Quản lý sâu bệnh hại bằng phương pháp tổng hợp IPM và thực hiện 4 đúng. Ưu tiêu sử dụng thuốc sinh học, nếu sử dụng thuốc hóa học thì sử dụng các hoạt chất có tính mát, ít độc hại trong danh mục thuốc BVTV được Bộ NN&PTNT cho phép sử dụng và quy định của nước nhập khẩu.

8. GIAI ĐOẠN TRÁI THÀNH THỤC VÀ BẮT ĐẦU CHÍN:
75 – 90 NSBC: Giai đoạn trái thành thục, trái bắt đầu chín, tăng độ ngọt, cứng, giòn, thơm, đậm vị và chuyển màu xanh sang vàng.
  + Bón gốc: NPK WOPROFERT (1) 300g/gốc. Bón 2 lần, thời điểm: 75NSBC (45NSXN) và 85NSBC (55NSXN).
  + Phun lá: 
     Lần 1: Pha 1kg NPK AGASOL 10-5-40 (2) + 200ml DG19 HIGH CANXI BO (3) + 50g AGROVIT COMBI (4) + 25g NUTRICAT (5) + 400g WOPRO MAGNICOMPLEX 11-10 (6) với 200 lít nước. Thời điểm: 70-80 NSBC (40-50NSXN).

     Lần 2: Pha 500 ml BRIX UP (7) + 200ml DG19 HIGH CANXI BO (8) + 50g AGROVIT COMBI (9) + 25g NUTRICAT (10) + 400g WOPRO MAGNICOMPLEX 11-10 (11) với 200 lít nước. Thời điểm: 80-90 NSBC (50-60NSXN).
  + Tưới nước: Tưới nước ngay cho phân tan và luôn giữ ẩm cho đất.
  + Phòng trừ sâu bệnh hại: Sâu bệnh hại lá, trái và cuốn trái. Sâu bệnh thường gây hại cây nho như: sâu rầy (bọ trĩ, rầy phấn trắng, rệp sáp, nhện đỏ, ruồi vàng…). Bệnh hại: thán thư, mốc sương, nấm trái…). Quản lý sâu bệnh hại bằng phương pháp tổng hợp IPM và thực hiện 4 đúng. Ưu tiêu sử dụng thuốc sinh học, nếu sử dụng thuốc hóa học thì sử dụng các hoạt chất có tính mát, ít độc hại trong danh mục thuốc BVTV được Bộ NN&PTNT cho phép sử dụng và quy định của nước nhập khẩu.

Nho tại Việt Nam còn gặp nhiều thách thức, chủ yếu do biến đổi khí hậu và sâu bệnh. Ngoài ra, giá cả và thị trường tiêu thụ nho vẫn chưa ổn định, gây khó khăn cho người trồng.
Tuy nhiên, với nhu cầu tiêu thụ nho ngày càng tăng và sự phát triển của nông nghiệp, triển vọng phát triển cây nho ở Việt Nam là rất lớn. Nhiều mô hình nông nghiệp thông minh, hữu cơ đang được áp dụng để gia tăng năng suất và chất lượng nho, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.
Việc phát triển cây nho góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của địa phương và nâng cao vị thế của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Tác giả: Tuấn Huy
—–

TRUNG HIỆP LỢI – WE BRING YOU GREENS
☎️ Tư vấn kỹ thuật/Hotline/Zalo: 0934 189 778
☎️ Tel: (028) 37444638 – (028) 35194602
Email: info@trunghieploi.com.vn
Website: www.trunghieploi.com.vn


Developed by NAMMEDIA.VN
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay